Nhật Bản, văn hóa ứng xử và những điều cấm kị khi giao tiếp trong xã hội Nhật bản

Nhật Bản là một trong những đất nước khá thận trọng và hà khắc trong việc giao tiếp và ứng xử. Người Nhật luôn ý thức và cân nhắc trước khi hành động hay khi giao tiếp với ai đó họ luôn dè dặt, và cẩn thận trong lời nói. Thật khó chịu khi phải giả dối để làm hài lòng đối phương, tuy nhiên đó là nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử cuả người Nhật.
Rất nhiều ý kiến khác nhau đề cập đến vấn đề "làm thế nào để giao tiếp tốt với người Nhật ? làm thế nào để ứng xử cho phù hợp với văn hoá Nhật bản?". Có hàng tá câu trả lời cho bạn, tuy nhiên có một số vấn đề chúng ta cần tham khảo và thống nhất với nhau trên quan điểm khách quan để tìm ra câu trả lời chính xác và thiết thực nhất.

Nhật Bản, văn hóa ứng xử và những điều cấm kị khi giao tiếp trong xã hôị Nhật bản
Nghi thức chào hỏi ở Nhật Bản

Quy tắc ứng xử chung trong xã hội Nhật Bản

  • Ngày mưa, hai người cầm ô đi đối diện nhau sẽ nghiêng ô ra ngoài để tránh nước giọt sang ướt người đối diện. (ở đâu cũng nên làm vậy chứ không riêng gì ở Nhật)
  • Tuyệt đối phải đúng giờ. Việc không hẹn mà tới, trễ hẹn… là việc không nên làm ở Nhật, tuyệt đối nên đúng giờ giấc.
  • Khi không may bị người khác dẫm phải chân thì cũng nói xin lỗi (phép lịch sự người nhật thường làm vậy)
  • Qui tắc 7/3: dành 3 phần đường mình đi còn 7 phần dành cho xe khi khẩn cấp. (ưu tiên xe cứu thương và cảnh sát)
  • Những thói quen như: rung đùi, khạc nhổ v.v. được cho là rất bất lịch sự (Ở đâu cũng vậy)
  • Không được tự tiện cho số điện thoại, email, địa chỉ … của người khác mà không xin phép trước. (Đây là điều cấm kị bạn nên lưu ý khi và cân nhắc)

Ứng xử nơi công cộng


  • Trên một cầu thang cuốn tránh đứng cản đường đi của người khác. Hầu hết mọi nơi ở Nhật, bên trái dành cho người đứng, bên phải dành cho người vội. Còn ở Osaka thì ngược lại, bình thường đứng bên phải, người vội đi bên trái. Lí do là ở Osaka trước có rất nhiều khách nước ngoài đến du lịch và họ thường không biết quy định đi bên trái của Nhật và để chỉ dẫn cho họ đi theo thói quen của Nhật thì rất khó khăn chính vì vậy mà người Nhật ở Osaka đã thay đổi theo cách của người nước ngoài đến du lịch. Người Nhật rất hay đeo khẩu trang, đặc biệt vào mùa cúm hoặc do bị dị ứng phấn hoa. Do đó việc đeo khẩu trang khi nói chuyện không bị coi là bất lịch sự. Ngược lại, nếu bạn bị ốm (cảm cúm, sổ mũi) hãy đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm cho người khác.
  • Không nói to, cười đùa, bật nhạc ầm ĩ. (là điều người Nhật rất ghét, nhưng người nước ngoài hay mắc lỗi này, nhất là Việt Nam)
  • Mùi cơ thể cũng là một điểm cần chú ý vì ở Nhật việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng rất phổ biến.
  • Người cùng giới đi ngoài đường không choàng vai bá cổ nhau.(làm vậy không hay cho lắm, tuy nhiên tùy vào các góc độ khác nhau, mà ứng xử cho phù hợp)

Ứng xử trong nơi ở


Nhật Bản, văn hóa ứng xử và những điều cấm kị khi giao tiếp trong xã hôị Nhật bản
Ứng xử trong nơi ở trong cuộc sống ở nhật bản

Ở Nhật, nhà ở thường là chung cư hoặc nằm sát gần nhau, tường khá mỏng nên rất dễ gây những tiếng động ảnh hưởng đến hàng xóm. Ban đầu bạn có thể chỉ nghe thấy tiếng gõ nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc nụ cười trừ. Nhưng nếu không chú ý bạn có thể bị chủ nhà mời đi chỗ khác ở hoặc thậm chí có thể sẽ gặp rắc rối với cảnh sát. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa tiếng ồn nhất là khi đã khuya: Những điều bạn nên chú ý:

  • Nhảy, đi lại mạnh trên sàn nhà.
  • Sập cửa khi ra vào.
  • Bật nhạc to.
  • Tụ tập bạn bè.
  • Tiếng xả nước, tắm lúc nửa đêm.
  • Dùng máy giặt, máy hút bụi vào buổi buổi đêm hoặc sáng sớm.

Nhiều nơi ở không cho phép nuôi thú nhỏ hoặc bạn sẽ phải trả thêm một khoản tiền nhất định để nuôi. Hãy xem kỹ hợp đồng thuê nhà hoặc hỏi văn phòng bất động sản trước khi mang thú nhỏ về nhà. Vứt rác đúng ngày,giờ và vứt vào đúng chỗ quy định. Một số nơi có vài chỗ tập kết rác cạnh nhau nên hãy hỏi nhân viên của văn phòng bất động sản xem nên vứt vào chỗ nào cho đúng. Làm sai một trong những quy định trên có thể sẽ bị người dân xung quanh nhắc nhở, thậm chí có thể bị phạt tiền.

Ứng xử khi trên các phương tiện công cộng


Hầu hết trên các tàu và xe bus đều có những chỗ ngồi ưu tiên dành cho người già, người tàn tật, phụ nữ có mang hoặc có trẻ nhỏ. Khi không có ai bạn có thể ngồi nhưng hãy mạnh dạn đứng dậy nhường chỗ cho những người nói trên. Hạn chế tối đa việc nói chuyện điện thoại. Nếu không có cách nào khác hãy cố gắng nói nhỏ. Khi lên tàu, xe bus hãy chờ cho những người xuống tàu/xe ra hết rồi mới lên.

Ứng xử trong ăn uống


Nhật Bản, văn hóa ứng xử và những điều cấm kị khi giao tiếp trong xã hôị Nhật bản
Ứng xử trong ăn uống ở nhật bản

Người Nhật khá cầu kì trong nấu nướng nhưng cũng sẵn sàng ăn tạm một món ăn nhanh vì tiết kiêm thời gian. Khác nhau về văn hóa dẫn đến nhiều món ăn của người Nhật cũng không hợp khẩu vị của người Việt và ngược lại. Việc khen một món ăn (dẫu không ngon) trở thành tính cách của họ trong giao tiếp. Vì vậy cũng cần chú ý khi mời người Nhật ăn. Việc tìm hiểu một món ăn công phu cũng là tìm hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản.
Ngược lại với ở Việt Nam, ở Nhật (và ở Hàn Quốc) khi ăn các món bún, mỳ, miến mà phát ra tiếng “sụp soạp” thì không bị coi là bất lịch sự. Trái lại; Người ta quan niệm tiếng “sụp soạp” đó tạo cảm giác ngon miệng. Giống như ở Việt Nam, khi ăn cơm nên cầm bát cơm trên tay chứ đừng đặt trên bàn rồi cúi đầu xuống ăn.

  • Khi ngồi trong bàn ăn, không nên tự rót nước/rượu cho bản thân mà hãy rót cho người bên cạnh.
  • Trong các nhà hàng ăn tự chọn (buffet), món ăn tự chọn. Đừng lấy thật nhiều rồi bỏ thừa, như thế sẽ rất không hay, thậm chí bạn có thể bị phạt tiền.
  • Ở Nhật không có văn hóa tip (tiền boa). Việc bạn boa tiền có thể gây khó xử cho nhân viên nhà hàng do một số nơi có quy định nhân viên không được nhận tiền boa.
 Về trang phục

Nhật Bản là nơi khá tự do về ăn mặc, thời trang. Quần áo cũng đẹp và rẻ nên thay đổi theo mùa khá dễ dàng. Hãy mặc đồ sạch sẽ, gọn gàng, hợp phong cách.
Ở Nhật, phụ nữ thường ăn mặc kín đáo, hầu như không mặc hở ngực hoặc lưng. Duy chỉ có váy ngắn và quần ngắn thì không sao.

Trong giao tiếp


Việc chào hỏi nhau là một nghi thức không thể thiếu ở Nhật. Để đánh giá một con người, người ta thường đánh giá mức cơ bản nhất là biết chào hỏi hay không. Việc cảm ơn và xin lỗi trong mọi trường hợp là điều bình thường ở xã hội Nhật.

  • Không hỏi tuổi người đang nói chuyện với mình.
  • Không dùng ngón tay chỉ vào người khác.
  • Ngoài người yêu, vợ, chồng, con ra, không nên động chạm vào người đang nói chuyện với mình kể cả lúc thân mật cũng như lúc giận giữ, cãi cọ.

Văn hóa tặng quà


Nên tránh tặng những món quá đắt tiền, xả xỉ. Tốt nhất hãy tặng những món quà hữu dụng, có giá trị vừa phải hay những món quà thủ công, mỹ nghệ mang từ Việt Nam sang. Khi đang nhờ người Nhật một việc gì đó, tuyệt đối không được tặng quà. Người Nhật có tính tự trọng rất cao, làm như vậy sẽ bị coi như là “hối lộ” vậy. Thêm nữa, họ rất ngại việc nhận quà rồi mà lỡ không thực hiện được điều được nhờ.

Đề xuất tìm kiếm trên google:
Con người Nhật Bản
Văn hóa Nhật Bản
Đất nước Nhật Bản
Văn hóa ứng xử trong xã hội Nhật Bản
Copyright © 2014 WWW.SEOSORA.VN All Right Reserved
// Nội dung được cấp phép theo Giấy phép Creative Commons. Ghi rõ nguồn khi phát hành lại nội dung trên web này